Sự sống cuối cùng trên Trái đất sẽ bị diệt vong trong 2,8 tỷ năm tới, khi Mặt trời tắt ngúm và phồng lên thành quả cầu khổng lồ màu đỏ rực.
Vi khuẩn thống trị Trái Đất – đây sẽ là cách mà Trái đất kết thúc? Ảnh minh họa.
Trước đó khoảng một tỷ năm, dấu hiệu sống duy nhất còn sót lại là các sinh vật đơn bào trôi nổi trong những vũng nước nóng, mặn và bị cô lập, các nhà khoa học Anh suy đoán.
Chắc chắn đó là một viễn cảnh vô cùng ảm đạm nhưng đồng thời nó lại giúp cho các “thợ săn” sinh vật ngoài hành tinh hiện nay. Mô hình dự báo trái đất trong tương lai này gợi ý rằng điều kiện phát triển sự sống ở hành tinh xoay quanh những ngôi sao khác đa dạng hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, cung cấp hy vọng mới cho việc tìm kiếm nơi mà con người có thể đáp xuống trong vũ trụ.
Áp dụng những hiểu biết về Trái đất và mặt trời, Jack O'Malley-James cùng đồng nghiệp đến từ Đại học St Andrews (Anh) đã tính toán các giai đoạn phát triển của hành tinh chúng ta và muốn xem xét khả năng sự sống có thể tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt.
Nhóm nghiên cứu bắt đầu với mô hình tăng nhiệt độ trên bề mặt trái đất ở nhiều vĩ độ khác nhau, cùng những thay đổi lâu dài về các đặc điểm quỹ đạo hành tinh. Mô hình của họ cho thấy rằng khi mặt trời già đi, nó sẽ lan tỏa sức nóng khổng lồ làm trái đất nóng lên, các loài thực vật, động vật có vú, cá và động vật không xương sống sẽ lần lượt biến mất.
Đại dương bốc hơi, quá trình kiến tạo địa tầng sẽ dừng lại do không có nước vốn đóng vai trò như một chất bôi trơn. Cuối cùng, hệt thống hồ nước mặn và nóng sẽ là tất cả những gì còn tồn tại và các nhóm vi khuẩn sống trong đó sẽ thống trị Trái Đất trong vòng khoảng một tỷ năm trước chúng cũng tuyệt chủng hoàn toàn.
Áp dụng mô hình này cho các ngôi sao khác, nhóm chuyên gia nhận thấy cuộc sống trên bất kỳ hành tinh nào giống như Trái Đất cũng sẽ chỉ là sinh vật đơn bào trong khoảng 3 tỷ năm đầu tiên. Sự sống phức tạp sẽ tồn tại trong thời gian tương đối ngắn trước khi ngôi sao đó bắt đầu chết.
Giáo sư Euan Monaghan (Đại học Mở ở Milton Keynes, Anh) cũng đồng ý với quan điểm cho rằng sự sống trên một hành tinh bất kỳ sẽ phát triển theo chu trình từ đơn giản đến phức tạp và cuối cùng lại quay trở về đơn giản.
Theo Đất Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét